ĐÁP ÁN 20 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

ĐÁP ÁN 20 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Spread the love



ĐÁP ÁN 20 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Đáp án đúng được in màu xanh

Đáp án 20 câu hỏi trắc nghiệm

1. Việc xây dựng chương trình môn Toán phổ thông 2018 nhấn mạnh những quan điểm nào? (Chọn phương án đúng nhất)

 A. Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực; Bảo đảm tính hiện đại; Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục; Bảo đảm tính mở.

B. Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại; Bảo đảm tính thống nhất; Bảo đảm sự nhất quán và phát triển liên tục; Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá.

C. Bảo đảm tính mở; Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục; Bảo đảm tính tích hợp; Bảo đảm tính phân hoá

D. Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại; Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục; Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá; Bảo đảm tính mở.

Tài liệu liên quan đến đáp án 20 câu hỏi trắc nghiệm

2. Mục tiêu chung trong chương trình môn Toán là: (Chọn phương án đúng nhất)

A. Hình thành và phát triển các năng lực toán học; Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học

B. Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học; Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; Có tính tích hợp liên môn tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

C. Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; Có tính tích hợp liên môn tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn; Có định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

 D.  Hình thành và phát triển các năng lực toán học; Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học; Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu, có tính tích hợp liên môn tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn; Có định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

3. Phát biểu nào sau đây là đúng: (Chọn phương án đúng nhất)

 A. Mục tiêu của từng cấp học là cụ thể hóa của mục tiêu chung trong chương trình.

B.  Mục tiêu của từng cấp phù hợp với mục tiêu chung và yêu cầu của từng cấp học.

C.  Mục tiêu của từng cấp học thể hiện yêu cầu cần đạt của mục tiêu chung phù hợp từng cấp họ.

D.  Mục tiêu của từng cấp học là sự tiếp nối của mục tiêu chung.

4. Mục tiêu chung về kiến thức, kĩ năng đã được cụ thể hóa ở cấp Trung học phổ thông như thế nào? (Chọn phương án đúng nhất)

A. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

B. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và xác suất.

 C. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản thiết yếu về Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và xác suất.

D. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về Số, Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

5. Một trong những yêu cầu cần đạt của năng lực giải quyết vấn đề ở cấp tiểu học là: (Chọn phương án đúng nhất)

A. Phát hiện được vấn đề cần giải quyết.

B. Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.

C. Xác định được tình huống có vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác.

D. Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên.

6. Các biểu hiện của năng lực tư duy và lập luận toán học là: (Chọn phương án đúng nhất)

 A. Thực hiện được các thao tác tư duy, chỉ ra các chứng cứ lí lẽ và biết lập luận hợp lí, giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học.

B. Xác định được mô hình toán học, giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập, thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tế.

C.  Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học, Lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề, sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề đặt ra.

D. Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học, lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề, sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề đặt ra, đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.

7. Yêu cầu cần đạt của năng lực mô hình hoá toán học của HS cấp Tiểu học là: (Chọn phương án đúng nhất)

A. Thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống đặt ra trong một số bài toán thực tiễn.

B. Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp.

C.  Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản.

D. Xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.

8. Môn Toán góp phần hình thành phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua: (Chọn phương án đúng nhất)

 A.  Rèn luyện cho người học biết cách lựa chọn mục tiêu, lập được kế hoạch học tập, hình thành cách tự học.

B. Nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học

C. Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác, đồng thời thể hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi mô tả, giải thích các nội dung, ý tưởng toán học.

D. Việc giúp học sinh nhận biết được tình huống có vấn đề; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; biết đề xuất, lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề và biết trình bày giải pháp cho vấn đề; biết đánh giá giải pháp đã thực hiện và khái quát hoá cho vấn đề tương tự.

9. Các nguyên tắc, định hướng, tiêu chuẩn lựa chọn nội dung học tập cốt lõi của chương trình môn Toán 2018 là: (Chọn phương án đúng nhất)

A. Các mạch nội dung và các nhánh năng lực liên kết chặt chẽ với nhau; Nội dung dạy học môn Toán, phải đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó.

B. Tăng cường tính ứng dụng của nội dung giáo dục toán học trong nhà trường; Nội dung dạy học môn Toán, phải đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó.

 C.  Các mạch nội dung và các nhánh năng lực liên kết chặt chẽ với nhau; Cấu trúc nội dung dạy học môn Toán phải có tính hệ thống, chỉnh thể thống nhất; Nội dung dạy học môn Toán, phải đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó; Tăng cường tính ứng dụng của nội dung giáo dục toán học trong nhà trường.

D. Các mạch nội dung cần được lựa chọn đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó.

10. Những nội dung mới thuộc mạch kiến thức Thống kê - Xác suất ở lớp 5 trong Chương trình môn Toán 2018 so Chương trình môn Toán hiện hành là: (Chọn phương án đúng nhất)

A. Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu.

B.  Đọc, mô tả biểu đồ thống kê hình quạt tròn. Biểu diễn số liệu bằng biểu đồ, thống kê hình quạt tròn

C. Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê hình quạt tròn đã có.

 D. Tỉ số mô tả số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện trong một thí nghiệm so với tổng số lần thực hiện thí nghiệm đó ở những trường hợp đơn giản.

11Nội dung của phần kiến thức hình học phẳng trong chương trình môn Toán 2018 lớp 6 là: (Chọn phương án đúng nhất)

 A. Điểm, đường thẳng, tia; Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng; Góc. Các góc đặc biệt. Số đo góc.

B. Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều; Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

C. Hình có trục đối xứng; Hình có tâm đối xứng; Vai trò của đối xứng trong thế giới tự nhiên.

D. Điểm, đường thẳng, tia; Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng; Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

12. Nội dung giáo dục nào sau đây xuất hiện trong chương trình môn toán lớp 2 năm 2018 nhưng không có trong chương trình hiện hành: (Chọn phương án đúng nhất)

A.  Nội dung ước lượng đồ vật, khối trụ và khối cầu, một số yếu tố thống kê – xác suất.

B. Nội dung bảng nhân 4, hoạt động thực hành trải nghiệm, một số yếu tố về thống kê.

C. Nội dung khối trụ và khối cầu, một số yếu tố về thống kê, hoạt đông thực hành trải nghiệm.

D. Nội dung ước lượng đồ vật, khối trụ và khối cầu, một số yếu tố thống kê – xác suất, hoạt động thực hành trải nghiệm.

13. Trong chương trình môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT 2018, nội dung giáo dục nào sau đây không được giới thiệu: (Chọn phương án đúng nhất)

A. Số học.

 B. Yếu tố Thống kê.

C. Yếu tố Đại số.

D. Yếu tố Hình học.

14. Một số điểm mới then chốt ở cấp THPT trong CT môn Toán 2018 là: (Chọn các phương án đúng)

 A. Giảm mức độ phức tạp trong dạy học giải phương trình, bất phương trình; Giảm nội dung phương pháp tọa độ trong việc dạy học hình học; Nhấn mạnh việc đọc, vẽ, tưởng tượng, tạo dựng trong việc dạy học hình học không gian. Đặc biệt có một chuyên đề giới thiệu về Hình học hoạ hình và vẽ kỹ thuật.

 B. Tăng cường thêm các nội dung về thống kê và xác suất gắn với ứng dụng trong đời sống thực tiễn; Coi trọng việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phần mềm dạy học; Tăng cường thực hành luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn; Không đưa nội dung số phức vào chương trình.

 C. Các chuyên đề học tập ở mỗi lớp 10, 11, 12 có nội dung giáo dục dành cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức toán học.

D. Tăng cường nhiều nội dung kiến thức mở rộng mà chương trình hiện hành chưa có.

15. Định hướng chung trong dạy học phát triển năng lực toán học cho HS trong Chương trình môn Toán 2018 là: (Chọn các phương án đúng)

 A. Năng lực được hình thành và phát triển thông qua hoạt động học tập và trải nghiệm cá nhân.

 B. Tăng cường tính ứng dụng, gắn kết giữa nội dung môn Toán với đời sống thực tế.

 C. Việc rèn luyện phương pháp học tập có ý nghĩa quan trọng.

D. Tăng cường kĩ năng tính toán nâng cao.

16. Phương pháp dạy học môn Toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bản nào? (Chọn phương án đúng nhất)

A.  Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó; coi trọng tính logic của Toán học.

B.  Đi từ cụ thể đến trừu tượng, coi trọng kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh.

C. Đi từ trừu tượng đến cụ thể, coi trọng tính logic của khoa học Toán học, coi trọng và sự trải nghiệm của học sinh.

D. Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, coi trọng tính logic của khoa học Toán học, coi trọng và sự trải nghiệm của học sinh.

17. Yêu cầu của phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là: (Chọn phương án đúng nhất)

 A. Lấy người học làm trung tâm; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo; chú ý dạy học phân hóa.

A. Lấy người học làm trung tâm; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo; học sinh được làm nhiều bài tập và trải nghiệm thực tế.

B. Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo; chú ý dạy học phân hóa.

C. Lấy người học làm trung tâm; chú ý dạy học phân hóa.

18. Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục Toán học là: (Chọn phương án đúng nhất)

A. Nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và định hướng cho học sinh tiếp tục học tập để hoàn thiện, góp phần điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

B. Nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, phân loại học sinh và giáo viên để phục vụ công tác thi đua khen thưởng.

C. Nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, lựa chọn học sinh giỏi, phát hiện học sinh yếu kém.

D.  Xem xét, đánh giá năng lực của giáo viên, góp phần điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

19. Các hình thức đánh giá kết quả giáo dục Toán học gồm: (Chọn phương án đúng nhất)

A.  Đánh giá đồng đẳng; Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng; Đánh giá của giáo viên

B. Tự đánh giá; Đánh giá đồng đẳng; Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng; Đánh giá của giáo viên.

C. Tự đánh giá; Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng; Đánh giá của giáo viên.

D. Tự đánh giá; Đánh giá đồng đẳng; Đánh giá của giáo viên.

20. Nội dung đánh giá kết quả giáo dục Toán học tập trung vào: (Chọn các phương án đúng)

A. Đánh giá mức độ nhận thức về các nội dung đã được đề cập trong các chủ đề học tập; động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực... của học sinh khi tham gia học tập.

B. Đánh giá các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện giải các bài tập Toán

C. Đánh giá đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.

D. Đánh giá tốc độ học sinh giải bài tập.

Tham khảo thêm 18 module BDTX 

Đáp án 20 câu hỏi trắc nghiệm
Tập huấn GVPT 2021

Bài viết khác có liên quan đến đáp án 20 câu hỏi trắc nghiệm

Đáp án 20 câu hỏi trắc nghiệm trong tập huấn chương trình GDPT 2018

PhamVanCong

Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert